Danh mục: Máy In Mã Vạch

Filter

Máy in mã vạch là một thiết bị sử dụng phổ biến hiện nay và đương nhiên bạn ít nhiều cũng có thể biết được chức năng thông qua tên gọi của nó.

Đọc thêm

Máy in mã vạch được biết đến như một loại máy in chuyên dụng được dùng nhiều trong quản lý, kiểm kê sản phẩm dưới dạng thông tin đã được mã hóa. Đây là một thiết bị được đánh giá cao trên phương diện rà soát và hạn chế tối đa các sai sót không đáng có trong việc theo dõi đơn hàng. Vậy nguyên lý hoạt động của nó là như thế nào? Người dùng cần lưu ý những thông số kỹ thuật nào của máy in mã vạch?,... Những thắc mắc này sẽ được lần lượt giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Bán MÁY IN BARCODE, in mã vạch lên tem dán I VMSCO.VN

Máy in mã vạch trong hệ thống công việc kiểm kê, quản lý hàng hóa

Khái niệm máy in mã vạch

Máy in mã vạch hay còn được biết đến với cái tên là máy in tem nhãn là một thiết bị ngoại vi được sử dụng để in thông tin sản phẩm (đã được mã hóa bằng mã vạch) lên bề mặt tem nhãn thông qua việc kết nối với máy tính.

Máy in hiện nay được chia thành hai loại công nghệ in chính: công nghệ in truyền nhiệt (thermal transfer) và công nghệ in trực tiếp (direct thermal) có tốc độ in cao và đảm bảo chất lượng mã vạch khi in.

Tổng quan về Máy In mã vạch. Máy in mã vạch là gì ? | by Radiant Global ADC Việt Nam | Medium

Những chức năng tích hợp trong máy in mã vạch

Ngoài chức năng chính là thực hiện lệnh in mã vạch trên tem nhãn thì máy in này cũng có một số chức năng tích hợp khác nhằm nâng cao hiệu quả công việc:

  • Chức năng cắt nhãn tự động (auto-cutter): chức năng này cho phép cắt rời các nhãn một cách liên tục bằng bộ cắt được thiết kế nằm ở đầu ra con tem mà không cần đến thao tác thủ công của con người. Thường được sử dụng trong ngành hàng kho vận hoặc may mặc.
  • Chức năng xé nhãn tự động (tear-off): với chức năng này thì yêu cầu phải có nhân công giám sát công tác xé tem để hạn chế sai sót và nhầm lẫn tem nhãn.
  • Chức năng bóc nhãn tự động (peel-off): chức năng sẽ tự bóc tem ra khỏi để và trực tiếp dán vào sản phẩm, lần lượt trên băng chuyền sản xuất mà không cần người giám sát. Tuy nhiên nếu xảy ra sai sót thì sẽ dẫn đến hàng loạt sản phẩm bị lỗi mã vạch.

IN TEM NHÃN VÀ IN MÃ VẠCH - SanSin

Một số chức năng được tích hợp trong máy in mã vạch

Các thông số kỹ thuật cần lưu ý khi sử dụng máy in mã vạch

Dưới đây là một số thông số kỹ thuật mà người dùng cần biết khi sử dụng máy in mã vạch để hiểu rõ được đặc điểm tính chất của nó.

  • Độ phân giải (Resolution): đây là chỉ số biểu thị mức độ sắc nét của tem in (có thể hiểu tương tự như độ phân giải của camera) được tính bằng đơn vị Dot per Inch.
  • Tốc độ in: tượng trưng cho chiều dài tem nhãn được in ra trên mỗi giây, được tính bằng đơn vị Inch per Second.
  • Bộ nhớ: bộ nhớ trong máy in mã vạch bao gồm 2 phần: bộ nhớ RAM dùng để lưu trữ các lệnh in từ máy tính; bộ nhớ FLASH là nơi lưu lại các thông tin về đặc điểm tem nhãn, cụ thể là quy cách tem, font chữ, size chữ, hình ảnh dạng số (bitmap),...
  • Thiết bị kết nối: để kết nối đảm bảo tính đồng bộ một cách tối ưu với mạng lưới dữ liệu, người ta thường dùng các thiết bị nối có dây hoặc không dây tùy theo doanh nghiệp.

Bên cạnh những thông số này, bạn cũng cần quan tâm đến mực in mã vạch và các phần mềm in mã vạch để tạo ra những tem nhãn có chất lượng sắc nét và ưng ý. Ngoài ra, khi sử dụng loại mực in tốt cũng giúp cho quá trình quét mã vạch sau này trở nên thuận tiện hơn.

VÌ SAO DOANH NGHIỆP NÊN TRANG BỊ MÁY IN MÃ VẠCH?

Nên tìm hiểu một số thông số kỹ thuật nêu trên trước khi dùng máy in mã vạch

Nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch

Máy in tem nhãn hoạt động dựa trên nguyên lý đốt nóng của các điểm trên đầu in, sau đó tác động lên bề mặt tem nhãn để tạo thành mã vạch. Nói một cách đơn giản là khi tem chạy qua đầu in của máy, đầu in sẽ lập tức xác định các điểm đốt nóng rồi làm chảy mực in. Mực in nóng chảy sẽ bám vào tem dán theo đúng yêu cầu thiết kế và khô lại thành mã vạch. Các mã vạch thường có phương thẳng đứng (không bao gồm mã QR).

Điểm nổi bật của máy in này chính là hệ thống cảm biến – một bộ phận nhận tín hiệu từ tia hồng ngoại. Nó giúp máy in nhận định được các đặc điểm về quy cách của con tem nhằm bảo đảm thao tác in sẽ nằm gọn trên từng con tem. Đồng thời, bộ phận cảm biến cũng có thể xác định được kích thước của giấy in thông qua khe hở bằng đế lắc-xin giữa 2 con tem nhãn (đối với chế độ “Die cut label”) hoặc điểm đánh dấu (đối với chế độ “Label with mark”).

Kết luận

Trên thực tế chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của máy in mã vạch thông qua những ứng dụng của nó vào trong công việc. Hi vọng thông qua bài viết về một số thông tin cơ bản của loại máy này sẽ giúp bạn tối ưu hóa các công năng của nó. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm những dòng máy phổ biến hiện nay cũng như ưu nhược điểm của từng dòng trước khi lựa chọn mua hàng. Để khám phá thêm nhiều điều thú vị liên quan đến chiếc máy in này thì hãy đón xem những bài viết tiếp theo nhé!

Rút gọn

Copyright © 2024 Mavachvp.com - Made with 
 from TP.HCM.
lockcogcartmagnifiercrossmenuchevron-downcross-circle